Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

Trách nhiệm người tín hữu Chúa Kitô trong chính trị


votoi_2

Trong thời gian gần đây một bài được đăng trên một vài tờ báo ở Ý Quốc cho thấy có sự đối chọi giữa hai khuynh hướng, – ở Ý Quốc cũng như ở nhiều Quốc Gia khác có truyền thống Kitô giáo -, đối chọi giữa việc các vị mục tử nhấn mạnh đến tầm quan trọng hay đúng hơn đến việc cần thiếtngười công giáo phải dấn thân vào chính trị, trong khi đó thi  dường như lan tràn khắp đó đây dân chúng bỏ lơ lãnh vực vừa kể.

Tệ hơn nữa, thái độ lơ đảng đó cũng lây đến lãnh vực các giáo lý viên, tức là những người đặc trách đào tạo thế hệ công giáo mới (R. çombardi, Per una educazione cristiana all’impegno politica, in A A:VV, Chiesa e politica, Morcelliana, Brescia 2000: Città del Vaticano 2005, 79-112).
Bài báo có thể đưa đến hai nhãn quan đối ngược:
- Thái độ bi quan: đó là các tín hữu Chúa Kitô, nhất là các giáo lý viên, là những người có dịp tiếp xúc gần gũi với các lời huấn dạy của Giáo Hội, mà lại không nhận thức được cần thiết phải có sự hiện diện của người có cùng đức tin vào các lãnh vực trần thế, nhất là chính trị, thì thật là uổng công để kêu gọi, tổ chức thêm nữa, tổ chức hội thảo này, nhóm hợp kia. Các giáo lý viên là những người phải dạy dỗ đào tạo thiên hạ, nhất là giới trẻ trong tương lai, mà còn thờ ơ đến như vậy, thì còn phải nói gì với ai nữa?
- Thái độ lạc quan: thái độ thờ ơ trong lãnh vực chính trị có thể được dùng để kích thích thêm đối với việc huấn dạy liên quan trong lãnh vực, cho thấy sự cần thiết phải hiện diện, và nhất là những đặc tính phải có cho người hoạt động liên hệ. Cần phải kích thích học hỏi sâu đậm hơn,  không những là những đặc tính thuyết lý phải có, mà còn là những phương thức áp dụng thiết thực và chính xác để có được kết quả mong muốn.
Về vấn đề vừa kể, chúng ta nên nhớ lại lời ĐTC Phaolô VI trong Thông Điệp Evangeli nuntinad: “Loan báo Phúc Âm là một tiến trình phức tạp và đòi buộc nhiều yếu tố khác nhau: đổi mới nhân loại, nhân chứng, loan báo rõ ràng, hiệp nhất bằng tâm hồn, hội nhập vào cộng đồng, đón nhận những dấu chứng, các sáng kiến tông đồ” (ĐTC Phaolô VI Evangelii nuntiandi, 08.12.75, n. 24).
Như vậy cả việc loan báo Phúc Âm trong xã hội cũng đòi buộc các yếu tố đó cần được đào tạo trí não để biết phải hành động thế nào; canh tân hoá tâm hồn để yêu mến, bền tâm thực hiện, nhân chứng, bằng động tác và bằng lời nói, động tác chuyên cần dấn thân đó, động tác cá nhân hay tập thể cũng vậy; lòng ao ước phổ biến cho người khác chính những lý tưởng về chuyên cần dấn thân xã hội đó.
Để cho bài viết được phân chia rõ ràng, chúng tôi nghĩ rằng chúng ta nên chia thân bài làm hai phần: quyền và bổn phận của người công giáo trước vấn đề chuyên cần dấn thân xã hội vàmột vài yếu tố giúp cho việc tiến hành công cuộc dấn thân đó được tốt đẹp.
I- Quyền và phận vụ người Công Giáo trong việc dấn thân xã hội
Tất cả những ai tham dự vào đời sống xã hội, nghĩa là tất cả mọi người, đều có quyền và nhiệm vụ dấn thân vào lãnh vực chính trị. Dĩ nhiên, mỗi người hành xử theo phương thức khác nhau, tùy theo tình trạng và năng khiếu, nhưng không ai được dửng dưng, đứng ngoài, “ngồi chơi xơi nước” đối với bổn phận quan trọng này.
Điều đó còn có giá trị cá biệt hơn nữa đối với người tín hữu Chúa Kitô, theo ba nhãn quan khác nhau, nhưng bổ túc cho nhau dưới đây: công trình Cứu Độ, hoàn hảo hoá cá nhân và hoàn hảo hoá đời sống xã hội.
Nhưng trước khi đề cập trực tiếp đến những phương diện vừa liệt kê, thiết tưởng chúng ta nên xác định rõ: quyền và bổn phận tham gia vào đời sống chính trị phát xuất từ quyền công dân trong một đất nước. Với ý nghĩa đó và về phương diện công dân, người công giáo không ở trong một trạng thái cá biệt nào để có thể được tăng thêm hay bị giảm bớt quyền và bổn phận so với phần dân chúng còn lại trong xã hội.
Ngoài ra người công giáo, trước lương tâm mình, còn có thêm lý do để sống có trách nhiệm hơn trong việc chuyên cần dấn thân vào đời sống chính trị.
Nội dung bài viết của chúng ta đặc tâm lưu ý hơn vào phương diện thứ hai này, như là tiếng kêu gọi lương tâm của người tín hữu Chúa Kitô, chứ không phải đến các công dân, đến các tổ chức cơ chế Quốc Gia, để họ cho phép và dành mọi điều kiện dễ dàng cho việc chuyên cần dấn thân của người Kitô hữu.
1) Phận vụ dấn thân chính trị của người tín hữu Chúa Kitô dưới nhãn quan công trình Cứu Độ
Đời sống người tín hữu Chúa Kitô không phải là một học thuyết lý thuyết, mà là một cuộc sống, cuộc sống trong Chúa Kitô, cuộc sống môn đệ đi theo Người, biến đổi mình thành đồng nhất với Người. Cuộc sống môn đệ theo Chúa như vậy, phải là cuộc sống thực sự sống trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống con người, cả trong lãnh vực chính trị. Bởi đó lời huấn dạy của Giáo Hội liên quan đến lãnh vực chính trị gồm cả những gì vượt qua bên kia lằn mức các nguyên tắc, các định chuẩn phán đoán và các chỉ thị định hướng.
Lời huấn dạy của Giáo Hội là lời mời gọi và trợ lực làm sao để có thể hoà đồng được với Chúa Giêsu – tức là tìm kiếm sự thánh thiện – qua các động tác chuyên tâm chu toàn các bổn phận xã hội của mình. Chúa Kitô đã cứu độ con người, cả trong mối tương quan căn bản với người khác và với xã hội.
Thực tế tự nhiên xã hội đã được đảm lấy trong đồ án cứu độ của Chúa, như những gì Tân Ước đã liên tưởng đến rõ ràng: “Xin Thầy cho biết ý kiến, có được nộp thuế cho Cesare hay không? …Của Cesare trả cho Cesare, của Thiên Chúa trả về Thiên Chúa” (cfr. Mt 22, 15-22).
Cũng vậy, diễn từ của Thánh Phaolô ở Aeropago cũng nói đến: cho thấy nhân loại từ một nguồn gốc duy nhất, cho thấy mục đích và các phương tiện họ phải dùng để đạt được mục đích, mà mọi người được tiền định cho: “Từ một người duy nhất, Thiên Chúa đã tạo thành toàn thể nhân loại, để họ ở trên khắp mặt đất. Người đã vạch ra những thời kỳ nhất định và những ranh giới cho nơi ở của họ. Như vậy là để họ tìm kiếm Thiên Chúa; may ra họ dò dẫm mà tìm thấy Người; tuy rằng thực sự Người không đi xa mỗi người chúng ta” (Act 27, 26-27).
Cũng vậy, trong Thư gởi các tín hữu Colosseo, Thánh Phaolô cũng dạy chúng ta nguồn gốc duy nhất của loài người được làm cho vững mạnh thêm bằng công trình cứu độ của Chúa Giêsu: “Thánh Tử là hình ảnh Thiên Chúa vô hình, là trưởng tử sinh ra trước mọi loài thọ tạo, vì trong Người muôn vật được tạo thành, trên trời cùng dưới đất, hữu hình với vô hình…” (cfr Col 1, 15-20).
Như vậy tất cả các động tác trần thế có thể được sống như là những đáp ứng lại ơn gọi của Thiên Chúa, trong đó con người sống theo dấu vết của Chúa. Công trình cứu độ, mà Chúa Giêsu đã thực hiện, chính yếu là giải thoát khỏi tội lỗi, nhằm hướng con người đến đời sống bất diệt và nhân loại chúng ta nhận được ơn cứu độ đó như là một quà tặng từ trời cao. Tuy nhiên, trong kinh nghiệm của sự cứu độ, con người khám phá ra ý nghĩa đích thực tự do của mình và được giáo dục dùng tự do đó một cách chính đáng.
Như vậy một tầm mức luân lý (dimension éthique) được thêm vào tầm mức cứu độ của sự giải thoát: con người được mời gọi hành động tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc giải thoát khỏi những gì nô lệ hoá con người, cả trong những gì có liên quan đến các mối tương quan xã hội.
Mặc dầu công trình cứu độ của Chúa Giêsu không thể chỉ hạn hẹp vào tầm mức luân lý – xã hội, nhưng vì là một hậu quả của ơn cứu độ, việc phân tích giữa tầm mức ơn cứu độ và luân lý – xã hội không đưa đến việc tách biệt giữa hai tầm mức đó.  
Thật vậy, ơn gọi con người đến sự sống vĩnh cửu không loại trừ, mà đúng hơn còn xác nhận, việccon người có bổn phận phải dùng nghị lực của mình và các phương thế mình có để phát triển tốt đẹp đời sống trần thế cho mình và cho anh em mình. Nói cách khác, con người có ơn gọi phải dùng tài năng và nghị lực Chúa cho tiếp tục công trình tạo đựng của Người, làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn về mọi mặt. Đó là lý do tại sao, sau khi dựng nên con người, “Thiên Chúa đem con người đặt vào vườn địa đàng, để trồng trọt và canh giữ đất đai” (Gen 2, 15).
Hiểu như vậy, chúng ta thấy không có lãnh vực nào của thực tiễn đời sống con người, kể cả những gì thuộc lãnh vực chính trị (có mục đích tổ chức tốt đẹp cho cuộc sống con người, từng cá nhân cũng như đoàn thể) là lãnh vực bị loại ra bên ngoài, là xa lạ với đồ án cứu rỗi của Chúa và xa lạ đối với việc loan báo Phúc Âm, đến sứ mạng của Giáo Hội và của mọi tín hữu Chúa Kitô. Như vậy, lãnh vực trần thế, cả lãnh vực chính trị, không thể tách rời khỏi lịch sử cứu rỗi, bởi vì xã hội cùng với những gì hàm chứa trong đó, có liên quan đến đời sống thiết thực của mỗi con người, là “con đường tiên khởi và chính yếu của Giáo Hội” (ĐTC Gioan Phaolô II, Redemptor hominis, 04.03.1979, n. 23).
Chăm lo cho con người, đối với Giáo Hội và đối với người tín hữu Chúa Kitô, có nghĩa là lôi cuốn cả xã hội vào việc cứu rỗi.
Người tín hữu Chúa Kitô, theo gương Chúa Giêsu, có phận sự phải chu toàn trong những lãnh vực khác nhau của đời sống xã hội, và họ không thể có thái độ hành xử dửng dưng vô trách nhiệm đối với lãnh vực chính trị. Làm như vậy không khác nào họ tự tách ra khỏi thế giới và khỏi dòng lịch sử, mà trong đó họ được Chúa đặt để vào và mời gọi chu toàn sứ mạng của mình.
Bởi đó chúng ta cần mạnh mẽ xác nhận rằng: “Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội thuộc toàn phần quan niệm Kitô giáo về đời sống” (ĐTC Gioan XXIII, Mater et Magistra, 15.05.1961: AAS 53, 1961, 453). “Tuy nhiên nhiều khi chúng ta cũng gặp được những thái độ phát xuất từ việc không có khả năng thẩm thấu được vào mầu nhiệm này của Chúa Kitô. Ví dụ như tâm trí của những ai chỉ thấy được Kitô giáo như là tổng hợp các tác động thiết thực và các tác động bác ái, mà không nhận ra được mối liên hệ của Kitô giáo với các hoàn cảnh sống thường nhật, với việc khẩn thiết phải đáp ứng lại các nhu cầu của người khác và với việc ra công gắng sức để loại trừ những bất công. Tôi nghĩ rằng ai có tâm thức đó, là người chưa hiểu được sự kiện Con Thiên Chúa nhập thể có ý nghĩa gì, Người đã nhận lấy thân xác, linh hồn và tiếng nói nhân loại, đã chia sẻ số phận của chúng ta, đến nỗi kinh nghiệm được sự tàn phá rách nát tận cùng của cái chết. Có thể vì vô ý, một vài người xem Chúa Kitô như là người không liên hệ gì đến hoàn cảnh sống của con người.
Một vài người khác, trái lại, có khuynh hướng tưởng tượng rằng để thực sự sống cho ra người, cần phải bỏ ra ngoài tai một vài khía cạnh chính yếu đức tin Kitô giáo. Bởi đó họ hành động như là đời sống cầu nguyện, tiếp tục chuyện trò với Chúa, là thái độ lẫn tránh trách nhiệm của mình, là thoát tục, lìa bỏ thế giới. Họ quên rằng chính Chúa Giêsu mạc khải cho chúng ta tình yêu và phục vụ phải được đẩy đến cùng mức. Chỉ có khi nào chúng ta tìm hiểu mầu nhiệm tình yêu thương của Chúa, mầu nhiệm tình yêu cho đến kết thúc cuộc đời, lúc đó chúng ta mới sẽ có thể hy sinh hoàn toàn chúng ta cho người khác, không để mình bị các khó khăn hay thái độ dửng dưng đè bẹp” (San Josemaria escrivá, È Gesù che passa, / ed., Ares, Milano 2003, n. 98).
Nhãn quan tổng thể của công trình Cứu Độ cho chúng ta thấy rõ rằng chân lý đích thực của động tác chính trị chỉ có thể hiểu được dưới ánh sáng Ngôi Lời Nhập Thể, Đấng “mạc khải hoàn hảo con người cho con người và ơn gọi tối thượng của con người” (Gaudium et spes, n. 22). 
Các động tác xã hội, mặc dầu bị tội lỗi làm cho trở nên nặng nhọc, nhưng đã được Chúa Kitô làm cho trở nên vững mạnh như là nơi con người hội ngộ với Chúa, và được nhắc lên một địa vị mới đáng ngưỡng mộ.
Trước khi được Chúa Giêsu tuyên bố rõ rệt trong các lời giảng dạy của Người, địa vị mới đầy hứng khởi và ngưỡng mộ đó, chúng ta có thể gặp được trong hoàn cảnh sống của Chúa Giêsu.
Người đảm nhận lấy một cuộc sống nhân loại hoàn hảo, thực hiện trọn hảo ơn gọi tiên khởi cội nguồn của con người, qua thập giá Người thánh hoá những gì khó nhọc trong cuộc sống chúng ta và với Phục Sinh Người mở rộng ra viễn ảnh cuộc sống đời đời.
Còn nữa, Chúa thiết lập nên tình huynh đệ nhân loại trên sự thông hiệp giữa Ba Ngôi Thiên Chúa. Nhờ đó nhân loại nhận lãnh được đẳng cấp chính đáng hơn trong gia đình Thiên Chúa, trong đó việc tuân giữ trọn hảo lề luật là tuân giữ trong tình yêu thương. Bởi đó không ai có thể triển nở hoàn hảo con người của mình, nếu không qua động tác chân chính hy sinh, hiến tặng mình cho người khác, cho anh em mình.
Chúa Kitô đảm nhận dòng lịch sử nhân loại, bằng cách đánh động, thanh tẩy và tăng cường thêm sức mạnh cho các ước vọng con người, để con người quản trị các thực tại trần thế theo giới răn tình yêu (Gaudium et spes, n. 22.24.32.38; ĐTC Gioan Phaolô II, laborem excercens, 14.0.1981, n. 26-27).
Thật vậy, “việc chuyên cần dấn thân để có được một xã hội công bình hơn và liên đới hỗ tương hơn là một món nợ tình yêu mà mỗi người tín hữu Chúa Kitô mắc phải đối với mỗi con người và đối với tất cả mọi người, trong mỗi con người đó đều chiếu hiện lên diện mạo của Chúa Cha, mà anh đang tìm kiếm và cầu nguyện” (G. crepaldi, Presentazione, in AAVV. Radicalità evangelica e impegno politico, AVE, Roma 1994, p.7).
Nói ngắn gọn, mặc dầu việc tăng trưởng Vương Quốc của Thiên Chúa và việc thăng tiến con người không phải là hai việc đồng nhất nhau, nhưng giữa hai sự việc có một sự tiếp nối liên kết sâu đậm và bất khả phân.
Bởi đó việc làm môn đệ theo Chúa Kitô đòi buộc bổn phận chu toàn các nhiệm vụ chính trị và các nhiệm vụ chính trị vừa kể có thể được hoàn thành tốt đẹp hơn, nếu là những nhiệm vụ được thúc đẩy năng động hoá bằng tinh thần Kitô giáo.
Tất cả những điều đó đặt ra cho người tín hữu Chúa Kitô những đòi buộc xác đáng. Đó là người tín hữu Chúa Kitô không được xem các cấu trúc xã hội, chính trị và kinh tế như là những gì không có gì liên hệ đến lịch sử cứu rỗi, nhưng trái lại đó là những thực thể được Chúa giao phó cho chúng ta như là bổn phận phải chu toàn và được thực hiện bằng việc chọn lựa tự do và có trách hiệm của con người. Và đó là những sự lựa chọn tích cực hay tiêu cực đối với các giá trị của Nước Trời.
2) Dưới nhãn quan hoàn hảo hóa con người
Đồ án của Đấng Tạo Hóa gồm cả đời sống xã hội của con người: “Chúa là Thiên Chúa phán: ‘Con người ở một mình thì không tốt, Ta sẽ tạo cho nó một trợ tá tương xứng với nó’ (Gen 2, 18). Như vậy bản thể của con người có khuynh hướng làm cho con người sống đời sống trong xã hội và thông hiệp với người khác, như là phương thế cần thiết để phát triển chính mình. Thiên Chúa kêu gọi con người đạt đến quê hương thiên quốc bằng cách hành động nơi trần thế.
Như vậy, các hoạt động của con người nhằm làm phát triển đời sống là những gì đáp ứng lại ý định của Đấng Tạo Hóa và như vậy con người phải thực hiện những hoạt động trần thế của mình một cách có trách nhiệm: “Người tín hữu phải nhận biết bản tính nội tại của các tạo vật, giá trị và sắp đặt chúng thích hợp để ngợi khen Chúa và giúp đỡ nhau để sống một đời sống thánh thiện cả bằng các hoạt động trần thế của mình, để cho thế giới được thấm nhuần tinh thần Chúa Kitô và đạt được một cách hiệu quả cùng đích của mình trong công lý, bác ái và hòa bình” (Lumen gentium, n. 36).
Dưới ánh sáng của chân lý vừa nêu, chúng ta hiểu được thế nào việc chuyên cần dấn thân của con người cho việc phát triển vật chất và tinh thần của cả xã hội. Đó là một phần chính yếu của ơn kêu gọi mà Chúa kêu gọi mỗi người đạt được cùng đích của cá nhân mình, tức là cùng đích thánh thiện. Như vậy, trong sự hiệp nhất với Chúa Kitô, tác động chính trị chiếm được phẩm chất mới, không phải chỉ một hoạt động “vô thưởng vô phạt”, được làm cho trở thành tốt đẹp bởi một cái gì đó từ bên ngoài, mà là nhờ hiệp nhất với Chúa Kitô, tác động đó trở thành một thực thể thánh thiện, được thánh Hóa và có khả năng thánh Hóa lịch sử cứu độ. Đó là ơn Chúa gọi, trong đó con người càng lúc càng kết hợp với Chúa Giêsu và đồng Hóa với Chúa Giêsu (Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, n. 519-521).
Hiểu như vậy, chúng ta biết được việc thành đạt đến phát triển hoàn hảo con người và đạt đến đời sống thánh thiện thúc đẩy mỗi người chúng ta đảm nhận vai trò của mình trong đời sống công cộng.
Cần nhấn mạnh rằng người tín hữu Chúa Kitô không thể đứng nhìn các thực trạng xã hội như kẻ bàng quan, đứng nhìn từ bên ngoài, mà phải là người hiểu biết và suy luận, dưới ánh sáng đức tin, như là ơn gọi mà Chúa Thánh Thần nói cho mỗi người, phải hành động thế nào để có thể hiệp thông và trở nên đồng dạng với Chúa Giêsu.
Điều đó đòi buộc người tín hữu Chúa Kitô phải học hỏi, phân tích và chuẩn định các biến cố xã hội dưới nhãn quan Kitô giáo, dưới nhãn quan của Chúa Kitô, để có thể đi đến tác động.
Thật vậy, các đòi buộc xã hội là những trách nhiệm chính xác đối với mỗi người, và chính trên trách nhiệm đó mà mỗi người chúng ta sẽ được Chúa phán đoán: “… Bấy giờ Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên phải rằng: ‘Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi từ thuở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi cho Ta ăn, Ta khát các ngươi cho ta uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu các ngươi đã viếng thăm; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han… Ta bảo thật các ngươi, mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta, là các ngươi đã làm cho chính Ta… Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi không làm như vậy cho những người bé nhỏ nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy” (cft. Mt 25, 31-46).
Như vậy, không thể có một đời sống chân chính Kitô giáo (kể cả đời sống thuần bản tính nhân loại), nếu chúng ta coi không ra gì các nhu cầu, lề luật và cơ chế xã hội chính đáng.
Điều đó càng trở nên đích thực hơn, trong các hoàn cảnh hiện đại, trong đó các mối tương quan tùy thuộc vào nhau càng khẩn thiết mạnh mẽ hơn nữa, cho thấy rằng tất cả mọi người chúng ta đều có trách nhiệm đối với tất cả mọi người khác: “Ước gì tất cả mọi người hãy biết coi việc thực thi các bổn phận chính yếu của con người hiện đại và tuân giữ những đòi buộc xã hội như là những gì thiên thánh. Thật vậy, thế giới càng hiệp nhất bao nhiêu, các đòi buộc của con người cành phải vượt thắng các phe nhóm riêng tư và dần dần các đòi buộc đó trải rộng ta cả thế giới. Và điều đó không thể xảy ra được, nếu mỗi con nguời riêng rẻ và phe nhóm của họ không vung trồng trong tâm khảm mình các nhân đức luân lý và xã hội và không loan truyền các nhân đức đó trong xã hội, như vậy để sinh nở ra những con người mới đích thực, các kiến tạo viên của một nền nhân loại mới, nhờ trợ giúp cần thiết của ơn Chúa” (GS, n. 30; cfr. ĐTC Gioan Phaolồ II, Sollecitudo rei socialis, 30.12.1987, n. 38). Bởi đó Công Đồng Vatican II cảnh cáo: “Người tín hữu Chúa Kitô lơ đểnh các phận vụ trần thế của mình, lơ đểnh các bổn phận của mình đối với người thân cận, đúng hơn là đối với chính Chúa, là đặt cuộc sống đời đời của mình trong vòng nguy hiểm” (GS, n. 43).
Một đôi khi chúng ta cũng nghe nói đến việc người tín hữu Chúa Kitô chỉ biết lo lắng về thế giới bên kia làm cho họ quên đi các vấn đề của thế giới hiện tại. Thực tế hoàn toàn trái ngược, bởi lẽ cuộc sống đời đời tùy thuộc vào động tác của chúng ta trong thế giới hiện tại, và nói một cách cá biệt, tùy thuộc vào động tác có lợi cho người khác của chúng ta.
Cần biết rằng đời sống Kitô hữu là một sự thúc đẩy mạnh mẻ chuyên cần dấn thân một cách nghiêm chỉnh trong việc xây dựng một xã hội công bằng hơn và huynh đệ hơn.
Bởi đó chuyên cần dấn thân cho công lý, hòa bình, cho những kẻ nghèo khó yếu hèn nhất, cho tình liên đới hỗ tương hoàn vũ, sẽ được chu toàn một cách chuyên cần chí thú và trọn vẹn khởi đầu từ việc chọn lựa chính Chúa Giêsu Kitô: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công bình của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” (Mt 6, 33).
Thật vậy, không thể thành thật chăm lo việc Chúa và việc Giáo Hội, mà không thành thật chú tâm đến các vấn đề của con người. “Tính cách chính đáng và đáng tin cậy tình yêu đối với Chúa và Giáo Hội thế nào cũng phải đi ngang qua tình yêu đối với con người và động tác chuyên cần cho công lý và hòa bình (…). Bởi đó chuẩn định tình yêu thương đối với con người, có thể trở thành cơ hội để chuẩn định tình yêu đối với Giáo Hội và với Chúa” (Toso, Verso quale società?, LAS, Roma 2000, 178).
3) Dưới nhãn quan xã hội
Mục đích chính yếu của chính trị là đạt được công ích. Và yếu tố căn bản của công ích là cộng đồng tính, hay nói cách khác, là tính cách phổ quát cho tất cả mọi người và cho tất cả mọi lãnh vực của xã hội: Mọi nguời, tùy theo hoàn cảnh của mình, đều có bổn phận tham dự vào việc xây dựng và có quyền hưởng thụ.
Tuy nhiên bổn phận phải tham dự vào việc phát triển công ích không phải mọi người đều bị bắt buộc phải tham dự cùng một mức độ và phương thức như nhau. Đây là một phận vụ được khác biệt Hóa tùy theo vai trò xã hội của mỗi người. Trách nhiệm đó, trước tiên là trách nhiệm của tổ chức cơ chế và quyền lực Quốc Gia, bởi lẽ đó là lý do chính đáng cho sự hiện hữu của họ và từ đó là phận vụ của họ.
Cơ chế và quyền lực Quốc Gia có bổn phận hòa hợp theo công lý các lợi ích của những lãnh vực, phận bộ, khu bộ, đẳng cấp, phe nhóm khác nhau trong cộng đồng Quốc Gia. Đó là một trong những vai trò tế nhị nhất của công quyền: điều hợp chính đáng lợi thú cá biệt của tầng lớp, phe nhóm và cá nhân.
Tuy nhiên sắp xếp điều hòa không có nghĩa là cào bằng (tất cả đều bằng nhau như công bình toán học, lý tưởng của Marx – Lenin, Cộng Sản chủ nghĩa), mà là sắp xếp điều hòa “công ích”, cần phải trợ giúp nhiều hơn những thành phần yếu kém hơn, bị nhiều nhu cầu sống đòi buộc hơn:“Công ích là một của cải gia sản, mà mọi thành phần cộng đồng chính trị đều có quyền được tham dự vào, mặc dầu tham dự với tầm mức khác nhau tùy theo phận vụ, công trạng, và hoàn cảnh của mỗi người. Như vậy các Quyền Lực công quyền có bổn phận phát huy lợi ích cho tất cả, không dành đặc quyền cho một vài công dân hay một vài phe nhóm giữa họ. Nhưng vì lý do công bằng và bình đẳng, một đôi khi các cơ quan Công Quyền bị bắt buộc đặc tâm chuyên lo hơn cho các thành phần yếu thế hơn trong cộng đồng xã hội, vì họ đang bị ở vị thế trong các hoàn cảnh yếu kém hơn, để họ có thể làm cho các quyền của mình có giá trị và có được những lợi thú chính đáng của mình” (ĐTC Gioan XXIII, Pacem in terris, 11.04.1963: AAS 55, 1963, 272-273).
Nhưng những gì vừa đề cập có liên quan đến tổ chức cơ chế Quốc Gia không miễn trừ cho cá nhân hay đảng phái, phe nhóm, hiệp hội khỏi bổn phận cộng tác chăm lo cho công ích. Bởi vìcông ích là cùng đích của xã hội, tất cả mọi thành viên đều có bổn phận xây dựng và bảo tồn. Không ai, dĩ nhiên tùy theo phận vụ và khả năng của mình, có thể khước từ tham dự vào việc phát huy công ích: “Tất cả đều phải, mỗi người tùy theo địa vị mà mình có và vai trò mà mình đảm nhận, tham dự vào việc phát huy công ích. Bổn phận đó liên hệ mật thiết với phẩm giá con người” (Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, 01.05.1991, n. 49).
Hơn nữa như Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội dạy chúng ta và lịch sử đã chứng minh, để bảo đảm cho công ích được bền vững, cần có các tổ chức xã hội trung gian (gia đình, học đường, hiệp hội, công đoàn, đảng phái) được sinh sôi nẩy nở sung mãn: “Những tổ chức xã hội trung gian đó trở nên trưởng thành như là những thực thể cộng đồng con người và đơm kết vào tổ chức xã hội, khiến cho xã hội không trở thành vô danh tiểu tốt và thành một khối vô nhân tính, như rất tiếc thường khi xảy ra trong xã hội hiện đại” (ĐTC Gioan Phaolồ II, Centesimus annus, 01.05.1991, n. 49).
Cần xác tín rằng việc chuyên cần lo cho công ích là điều kiện cần thiết để cho các tổ chức xã hội trung gian có thể lớn mạnh được. Và các tổ chức xã hội trung gian có phát triển, đó cũng là điều cần thiết để phát triển cá nhân: “Thật vậy, công quyền can thiệp luôn luôn nhằm kích thích tôn trọng công lý và chuyên cần hy sinh cho công ích, bởi lẽ đó là trách nhiệm cuối cùng của công quyền. Tuy nhiên, điều đó không loại trừ lãnh vực hành động và trách nhiệm của các cá nhân và các tổ chức xã hội trung gian, bởi vì các tổ chức đó cũng góp phần thực hiện công ích” (ĐTC Phaolô VI, Octogesima adveniens, 14.05.1971, n. 46).
Như vậy, từ cá nhân đến các tổ chức xã hội trung gian và đến cả tổ chức công quyền, tất cả đều có bổn phận phải chăm lo cho công ích, như vậy tất cả đều có bổn phận trong cuộc sống chính trị.
Chúng ta cũng đừng quyên rằng cuộc chung sống nhân loại có ảnh hưởng đáng kể đến ý nghĩa đời sống cá nhân, đến cách con người hiểu biết về chính mình và quyết định thái độ mình phải có, cũng như luật lệ phải như thế nào và cơ chế xã hội nào là những phương thức thích hợp nhất.
Và một khi được thiết định, luật pháp và tổ chức cơ chế công quyền xã hội có tầm ảnh hưởng mạnh mẻ đến văn Hóa và cách hành xử phải có của con người. Hơn nữa, cấu trúc và hoạt động chính trị thường là những thực thể dài hạn và có tầm vóc hoạt động rộng lớn trên đời sống và trên sự phát triển cá nhân và cộng đồng. Như vậy, hoạt động chính trị tự mình có tầm vóc khá quan trọng trên đời sống con người và bởi đó đòi buộc phải có một ý thức trách nhiệm trọng đại.
Những lý do đó nói lên một cách hiển nhiên: các tín hữu Chúa Kitô có thể, hay đúng hơn là phải, đặc tâm lưu ý đến biến chuyển của đời sống chính trị, và nhất là trên thực tế đến phẩm chất luân lý của nó. Điều đó có nghĩa là qua hoạt động chính trị, người tín hữu Chúa Kitô tạo điều kiện thuận tiện cho việc phát triển toàn vẹn con người, cho chính mình, cũng như cho anh em đồng bào và đồng loại với mình.
4) Bổn phn bt buc trong chính tr
Qua những gì được đề cập trước đây, chúng ta thấy được tầm quan trọng của chính trị trong việc tạo được một cuộc sống thăng tiến xứng đáng với phẩm giá con người, hay biến cuộc sống con người thành cuộc sống mọi rợ, súc vật. 
Bởi đó Giáo Hội “rất ngưỡng m hot đng chính tr chân chính; Giáo Hi nói: “đó là hot đng đáng được khen ngi và kính n (Gaudium et spes, n. 76). “Xác nhận đó là hình thc cn phi có cho bác ái” (Octogesima adveniens, n. 46). 
Giáo Hội nhận biết rằng: “việc cn phi có mt cng đng chính tr và mt t chc công quyn là những gì được ghi khc vào bn tính xã hi ca con người và bi đó cũng là do ý Chúa muốn” (C:E:I. HĐGM Ý Quốc), La verità vi farà liberi, Lib. Ed. Vaticana, Città del Vaticano 1995, n. 1102). Từ đó đưa đến hậu quả là mọi người đều được Chúa kêu gọi sống có trách nhiệm các bổn phận xã hội của mình và thực hiện được mức triển nở hoàn hảo cá nhân và cộng đồng trong việc thực hiện các bổn phận đó. 
Chuyên cần dấn thân đáp ứng lại ơn kêu gọi này góp phần tốt đẹp cho việc xây dựng xã hội con người và loan truyền khắp thế giới, theo đồ án của Thiên Chúa, những của cải tốt đẹp của chính đồ án đó. Đó là phẩm giá con người, tình huynh đệ và tự do (Gaudium et spes, n. 39). 
Từ đó chúng ta thấy được quyền và bổn phận của người tín hữu Chúa Kitô là phải chuyên cần dấn thân để làm cho đời sống công cộng trở nên tốt đẹp hơn, bằng cách tổ chức đời sống đó xứng đáng vói phẩm giá con người. Đó là một quyền mà ngày nay cả thế giới đều chấp nhận, ngoại trừ một vài nơi do chế độ vô thần và đê tiện hoá con người còn ngốt ngáp cai trị. 
Nhưng đó cũng là một bổn phận, bởi lẽ tự do không có nghĩa chỉ là không có áp bức hay dửng dưng trong hành động (ai muốn làm gì hay không làm cũng được). Tự do là một năng lực tuyệt vời, nguồn mạch có sức mạnh thúc đẩy để phát triển không thể nằm “án binh bất động”, nơi các cá nhân cũng như trong các cộng đồng và nơi các quốc gia. Nói đúng hơn, “sức kho ca mt cng đng chính tr được phát hin ra bng vic tự do tham d và trách nhim ca tt c mi người vào vic chung” (ĐTC Gioan Phaolô II, Sollecitudo rei socialis, 30.12.1987, n. 44). 
Như vậy chính trị đòi buộc sự chuyên cần dấn thân của mọi công dân: bởi lẽ không có tự do, mọi phát triển công cộng, mọi toan tính cộng tác và mọi đồng thuận xã hội nhằm đạt được sẽ là những điều không ai có thể tưởng tượng được. Tự do là nền tảng và nguyên cội của các cùng đích chính trị nhằm đạt đến vừa kể: “Các xã hội dân ch hin đi, trong đó mt cách đáng khen ngimọi người đu được làm cho tham d vào vic công trong mt bu không khí thực s t do (Gaudium et spes, n. 31; Catechismo della Chiesa Cattolica, n. 1915), đòi buộc phải có nhng hình thc mi m và rng rãi hơn na cho vic tham d vào vic chung ca các công dân, Kitô hu và không Kitô hữu. Tht vy, tt c đu có th cng tác qua vic bphiếu tuyển chn các v lp pháp và các v lãnh đo chính quyn và, c trong những phương thc khác, cng tác trong vic thiết đnh các đnh hướng chính trị và trong vic la chn lut l, mà theo ý kiến h có li ích nhiều hơn cho công ích (Gaudium et spes, n. 75). Đời sng trong mt h thng chính tr không th được thc hin một cách có lợi ích, nếu không có s can d năng đng, có trách nhim và quảng đi ca tt c (Congr. per la Dottrina della Fede – Thánh Bộ Đức Tin), Nota dottrinale circa alcune questioni riguardanti l’impegno e il comportamentp dei cattolici nella vita pubblica, 24.11.2002, n. 1). 
Ngoài ra những gì vừa được đề cập, thiết tưởng chúng ta cũng cần thêm rằng việc đạt được một điều tốt đẹp – kể cả công ích – đòi buộc phải có một động tác dấn thân tích cực. Chính trị không thể bị giới hạn trong lý thuyết, bởi lẽ hiểu thế nào một động tác con người xấu hay tốt thôi, chưa đủ để lại lợi ích cho công ích xã hội. 
Mục đích của chính trị gồm cả, nhất là, việc hướng dẫn động tác của con người hướng về lợi ích tốt lành nhằm đạt được. Bởi đó chính trị có đặc tính “thiết thực” khắn khít với những gì được tuyên bố. Khuynh hướng thực định đó được cải hoá và nâng cao, theo Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội, bởi Lời Chúa, là Lời sống động và đầy hiệu lực: “Lời Chúa là li sng đng, hu hiu và sc bén hơn c gươm hai lưỡi, xuyên thu ch phân cách tâm vi linh, ct vi ty; li đó phêphán tâm tình cũng như tư tưởng ca lòng người” (Heb 4, 12), chớ không bao giờ là lời rỗng không, không có kết quả: “Cũng như mưa vi tuyết sa xung đt, không tr v tri, nếuchưa thấm xung đt, chưa làm cho dt phì nhiêu và đâm chôi ny lc, cho kẻ gieo có hạt ging, cho người có bánh ăn, thì li Ta cũng vy, mt khi xuất phát t ming Ta, s không tr v vi Ta, nếu chưa đt kết qu, chưa thc hin ý mun ca Ta, chưa chu toàn sứmng Ta giao phó” (Is 55,10-11). 
Như vậy Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội sẽ làm cho người ta tin tưởng được bằng việc chuyên cần dấn thân đích thực của các tín hữu đem ra thực hiện, hơn là được tin cậy bằng lý luận hữu lý của các nguyên tắc. Như vậy, nguồn lực thúc đẩy động tác đã hàm chứa ngay trong các nguyên tắc của Huấn Dụ, đó là cùng đích mà Huấn Dụ chỉ thị xác định. Bởi đó Huấn Dụ không phải chỉ là những gì cần phải hiểu biết, mà là mục đích cần phải đạt được. Đó là con người và xã hội chiếm đạt được sự trọn hảo của mình, khi họ đem ra thực hành những chỉ thị luân lý có liên hệ đến họ. 
Ngoài ra ngành thần học luân lý và từ đó là Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội, không phải chỉ là một loại kiến thức trừu tượng và trường ốc: thần học luân lý trực diện nói thẳng với người đang vung trồng học hỏi. Bởi đó biết thôi, chưa đủ, mà cần phải sống, để hiểu biết được ý nghĩa muốn nói với mình và có thể chuyển giao, phổ biến đến người khác. 
Hiểu như vậy Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội có một tầm mức thực tiễn không thể tách rời được, bởi đó cần phải trách việc chia tách đức tin và đời sống. Sự gắng sức chuyên cần dấn thân để thấm nhuần tinh thần xã hội bằng tinh thần Chúa Kitô, là hậu quả phải có của việc quyết định, nhờ ơn Chúa giúp đỡ, sống sứ điệp Phúc Âm một cách sâu đậm và trung thực. 
Bởi đó cần phải can đảm xác nhận rằng, “một con người hay mt xã hi mà không có phnng trước nhng cơn đàn áp, bách hại và bt công, và không tìm cách nào đ làm gim bt đi những bt hạnh đó, thì con người đó hay xã hi đó không xng đáng vi mức đlòng yêu thương ca Chúa Giêsu Kitô. Người tín hu Chúa Kitô - mặc du luôn luôn hvn có trương đ rng rãi t do đ hc hi và đem ra thực hin bng nhng phương thc khác nhau và bi đó vẫn có được cách giải quyết đa phương hp lý – phi đng thun nhau trên lòng ước mun chung phục v nhân loi. Nếu không nn Kitô giáo ca h không phi là Lời và Đi Sng ca Chúa Kitô, thì ch là mt Kitô giáo trá hình, mt hình thức lường gt, trướmặt Chúa và trước mt mi người” (San Josemaria Escrivá, È Gesù che passa, 7° ed. Ares, Milano 2003, n. 167). 
Không phải Kitô giáo, mà là thái độ sai lầm chia tách, coi những sự việc trần thế như là những gì xa lạ đối với lợi thú của chính mình, cũng không phải chỉ có thái độ đứng đó than phiền không có gì giải quyết được hết. Người tín hữu Chúa Kitô phải mang đến cho đời sống xã hội yếu tố sống động hoá của các nguyên tắc Phúc Âm, trong khi vẫn tôn trọng lãnh vực tự lập của các thực tại trần thế, tự lập đó cũng là một nguyên lý Phúc Âm. 
Trong cuộc chuyên cần dấn thân trong xã hội vừa kể, cũng như bất cứ chuyên cần Kitô hữu nào khác, đời sống thực tế bằng hành động của người tín hữu Chúa Kitô có tầm ảnh hưởng thật quan trọng. Điều tối quan trọng là người tín hữu Chúa Kitô thực hiện bổn phận của chính mình bằng trách nhiệm gương mẫu, như các Đức Giáo Hoàng đã dạy chúng ta ngay từ những Thông Điệp tiên khởi về đời sống xã hội. ĐTC Leo XIII nhắc nhớ các tín hữu rằng: “Việc khut vng hoàn toàn khỏi đi sng chính tr không có gì ít đáng trách hơn là bt c thái đ nào khước tcng tác cho công ích. Chính vì người công giáo trên nguyên tc ca mình, hơn bao gi hết h bị bắt buc đưa vào các bn phn chuyên cn ca h c con người và lòng hăng hái của mình” (ĐTC Leo XIII, Immortale Dei, 01.11.1885, “Leonis Acta” 5, 1885, 146). Về vấn đề dấn thân vào các lãnh vực xã hội như vừa kể, ĐTC Phaolô VI mời gọi tất cả hãy nghiêm chỉnh xét mình: “Mỗi người hãy t xét mình đ xem cho đến nay nhng gì mình đã làm và những gì mình cn phi làm. Nh đến nhng nguyên tc thôi, chưa đ; xác nhận các ý hướng, ghi nhn các mi bt công đc ác và tiên đoán những t cáo s xy đến trong tương lai. Tt cnhng li nói đó không có một trng lượng thực hu, nếu trong mi người không có mt cuc tự vấn lương tâm sng đng hơn v trách nhim ca chính mình và có mt đng tác thiết thc (…). Như vy, trong các hoàn cnh, các phn v, các tổ chức, mi người phi xác đnh rõ trách nhim ca mình và chuẩn đoán được theo lương tâm, các đng tác mà mình được kêu gi hãy tham d (ĐTC Phaolô VI, Octogesima adveneins, 14.05.1971, n.48.49). 
Đề cập trực tiếp đến người tín hữu giáo dân, những lời nói sau đây của ĐTC Gioan Phaolô II nhấn mạnh đến bổn phận trọng đại của người công giáo ngày nay cấp thiết hơn bao giờ hết: “Các hoàn cảnh mi ca Giáo Hi cũng như xã hi, kinh tế, chính trị và văn hoá, ngày nay đòi buộc vi mt sc mnh cá bit đng tác ca người tín hu giáo dân. Nếu thái đ th ơ luôn luôn là điều không thể chấp nhn được, thi đim hin ti còn làm cho điu đó tr thành ti.Không ai được phép ăn không ngi ri” (ĐTC Gioan Phaolồ II, Christifideles laici, 30.12.1988, n.3). 
Qua những lời của các ĐTC vừa trích dẫn, người tín hữu Chúa Kitô phải quyết định ảnh hưởng một cách tích cực vào đời sống chính trị, như vậy khỏi bị cho thấy rằng sống đời sống Kitô giáo chỉ có bên ngoài. 
Bởi lẽ đời sống Kitô giáo không thể nào chính đáng, nếu bỏ lơ những bổn phận xã hội của mình.
TS. Nguyễn Hc Tập

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét